Đau khớp thái dương hàm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm được phát hiện ở rất nhiều người tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra và có cách điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc căn bệnh này!

1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là loạn năng thái dương hàm) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, lặp lại thường xuyên, co thắt cơ và mất cân bằng các khớp nối. Chính vì vậy, viêm khớp thái dương hàm được cho là nguyên nhân ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân – Biểu hiện

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm khớp thái dương hàm được gặp chủ yếu ở phụ nữ trẻ ở độ tuổi từ 15 – 45 tuổi. Nhóm độ tuổi này chiếm tới 75 – 90% trên tổng số người bị mắc. Ngoài ra, tổn thương nội khớp về xương và đĩa khớp ở độ tuổi thanh và trung niên chiếm tới 10 – 32% trên tổng số người bệnh. Căn bệnh này càng gia tăng nhiều hơn tại các nước phát triển, đời sống văn hóa xã hội cao đặt ra câu hỏi lớn về các vấn đề stress căng thẳng, trầm cảm đối với phụ nữ.

Nguyên nhân:

Theo dịch tễ học, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp thái dương hàm. Bài viết dưới đây sẽ chia thành 3 nguyên nhân chính giúp bạn dễ dàng theo dõi:

  • Do chấn thương

Các chấn thương do tác động vật lý như tai nạn giao thông, hoạt động thể thao, lao động… thậm chí do cơ miệng hoạt động đột ngột, hoạt động quá mạnh cũng có thể gây trật khớp, loạn chức năng thái dương hàm.

  • Bệnh lý khớp hàm

Một số những nguyên nhân gây ra viêm khớp thái dương hàm nhiều nhất chính là ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan tới khớp. Điển hình như nhiễm khuẩn, viêm khớp, thoái hóa khớp… Thống kê tại một số bệnh viện cho thấy, nguyên nhân viêm khớp dạng thấp chiếm tới 60%.

  • Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác như can thiệp như nhổ răng khôn, nhổ răng hàm; sai lệch khớp cắn; răng mọc chen chúc, mọc lệch… đều có thể gây ra viêm khớp thái dương hàm.

Biểu hiện:

  • Đau khớp thái dương hàm ở một bên, đôi khi xuất hiện ở cả 2 bên. Lúc đầu chỉ xuất hiện ở dạng những cơn đau nhẹ, một thời gian ngắn sau thì biến mất.
  • Khi tiến triển nặng, người bệnh thường xuyên gặp những cơn đau nặng, dữ dội, liên hồi, nhất là khi ăn nhai. Hàm dưới khó cử động ngay cả lúc nói chuyện. Để lâu ngày, bệnh sẽ tiến triển thành viêm khớp thái dương mãn tính.
  • Cơn đau chủ yếu ở trước tai, khi há ngậm miệng phát ra tiếng kêu ở khớp, người bệnh không há miệng lớn được hoặc khó khăn trong cử động cơ hàm. Người dùng thường phải ngậm lệch miệng sang 1 bên, thường xuyên cảm thấy mỏi hàm, khó chịu.
  • Khó chịu trong khớp và cơ nhai, gây ra các tiếng động lục cục khi nhai. Khi này, bệnh đã ảnh hưởng lớn tới khớp, người dùng cần thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, một số biểu hiện rõ rệt hơn của viêm khớp thái dương hàm có thể kể đến như: nổi hạch, trật khớp, loạn năng khớp thái dương hàm. Một số triệu chứng phụ mà viêm khớp thái dương hàm gây ra như: đau đầu, mỏi cổ, hoa mắt, chóng mặt, đau tai, nhức thái dương, mệt mỏi. Do đó, các chức năng ăn nhai, nói, há – ngậm miệng đều bị hạn chế rất nhiều.

3. Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm

Hiện nay, có 2 phương pháp chính điều trị viêm khớp thái dương hàm.

  • Điều trị không can thiệp nắn chỉnh: Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau, bôi trơn cơ và khớp như paracetamol, mobic, dicloffenac… kết hợp thuốc chống viêm như corticoird, thuốc giãn cơ myonal. Đồng thời, người dùng cũng cần có chế độ tập luyện như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoài hay vận động hàm dưới…
  • Điều trị can thiệp nắn chỉnh: Với các nguyên nhân phức tạp hơn, người dùng sẽ cần sử dụng các phương pháp chỉnh hình như niềng răng, điều chỉnh khớp cắn, nhổ bỏ răng, phục hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật cắt xương ổ răng… Theo nghiên cứu y học, khi áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể khỏi tận gốc sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh đã nặng, nguyên nhân hình thành phức tạp thì quá trình cần kéo dài tới cả năm.

4. Phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm

Để phòng ngừa và ngăn chặn những triệu chứng, ảnh hưởng của viêm khớp thái dương hàm, người dùng nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Sai lệch khớp cắn

Một trong số những nguyên nhân lớn nhất gây ra viêm khớp thái dương hàm chính là sự sai lệch khớp cắn, sự xô đẩy, chen chúc và xâm lấn giữa các răng. Vì vậy, người dùng cần tiến hành chỉnh nha sớm nhất có thể nhằm điều chỉnh khuôn hàm vòm cung, khớp cắn chuẩn. Với các trường hợp bị mất răng, người dùng nên tiến hành phục hình thẩm mỹ để tránh sai lệch, thay đổi cấu trúc xương hàm.

  • Thói quen ở trẻ nhỏ

Việc mút tay,  cắn móng, cắn môi, chống cằm hay đẩy lưỡi quá lâu ở trẻ nhỏ là những thói quen không tốt góp phần dẫn đến các triệu chứng viêm khớp thái dương hàm. Các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ bỏ những thói quen này, kết hợp chế biến các loại thức ăn mềm, nhuyễn để khớp hàm không chịu áp lực quá lớn.

ThS.Bs Nguyễn Tuấn Dương – Chuyên gia RHM

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương, chuyên gia Răng hàm mặt có hơn 15 năm kinh nghiệm hành nghề, được ghi nhận năng lực thông qua hàng loạt chứng chỉ trong và ngoài nước như Invisalign, Implant, ADA,…

  • Giám đốc Công ty TNHH Nha khoa Smile One.
  • Bác sỹ tại Vinmec Health Care System.
  • Top 3 bác sĩ hàng đầu Việt Nam về thứ hạng niềng răng trong suốt Invisalign tại Invisalign.

  • Bác sĩ niềng răng trong suốt hạng Platinum – cao cấp nhất của Invisalign của Align Tech.

  • Tu nghiệp chỉnh nha chuyên sâu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – 201A Nguyễn Chí Thanh P12 Q5 Tp.HCM.

  • Tu nghiệp Cấy Ghép Implant Nâng Cao tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt.

  • Tu nghiệp phủ sứ, dán sứ veneer chuyên sâu tại Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

  • Tu nghiệp sau đại học tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

  • Từng làm Trưởng khoa tại Phòng khám Đa Khoa An Phúc.

  • Thạc sĩ Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *