1. Cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi là tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa lợi và răng khi cười. Người được chẩn đoán mắc cười hở lợi thường rất dễ nhận ra bởi khoảng cách từ cổ chân răng tới mép vành môi thường lớn hơn 3mm. Mặc dù chỉ là một biểu hiện sinh học bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng nhưng cười hở lợi lại là nguyên nhân gây mất thẩm mỹ cho cả gương mặt, dẫn đến sự mặc cảm về ngoại hình của chủ sở hữu.
Không chỉ vậy, xét theo khía cạnh nhân tướng học, người cười hở lợi được đánh giá thiếu trung thực, tính tình không ngay thẳng, có những phẩm chất không đứng đắn. Chính vì vậy, theo lối quan niệm cổ hủ ấy, rất nhiều tình huống trớ trêu, đáng buồn mà người cười hở lợi phải trải qua. Với nền nha khoa hiện đại và phát triển hiện nay, rất nhiều người Việt tìm đến các phòng khám nha khoa với mong muốn khắc phục triệt để khuyết điểm này.
Thực tế, cười hở lợi được chia làm 3 cấp độ tăng tiến như sau:
- Cấp độ 1: Phần lợi hở cao bằng ⅓ thân răng cửa.
- Cấp độ 2: Phần lợi hở cao bằng ⅔ thân răng cửa.
- Cấp độ 3: Phần lợi hở cao quá ⅔ thân răng cửa.
Với 3 mức độ nói trên, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kết hợp khác nhau, đi theo từng lộ trình riêng biệt.
2. Những phương pháp chữa cười hở lợi hiệu quả
Hiện nay, có 5 phương pháp chính được bác sĩ Răng hàm mặt áp dụng điều trị cười hở lợi. Một số trường hợp cười hở lợi phức tạp, bác sĩ có thể kết hợp giữa các phương pháp lẫn nhau.
- Tiêm hoạt chất chuyên dụng
Với trường hợp cười hở lợi nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hoạt chất thẩm mỹ chuyên dụng giúp giảm độ kéo của môi trên. Nhờ vậy, khi cười, người dùng sẽ giảm được độ hở lợi, cân đối tỷ lệ răng và nha chu.
- Niềng răng
Đây được xem là phương pháp an toàn vừa giúp điều chỉnh các sai lệch của khớp cắn, vừa giảm khoảng rộng bị hở của lợi. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người dùng cần có một thời gian điều trị tương đối lâu, kiên trì chăm sóc.
- Tiểu phẫu lợi phì đại
Trường hợp người dùng có vùng lợi quá phát triển, lợi bò, lợi trùm lên phần thân răng, che phủ quá nhiều gây nên sự mất cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các phần lợi thừa. Nhờ vậy, làm lộ ra phần thân răng, giúp tạo nụ cười duyên dáng, xinh đẹp hơn.
- Nâng cơ môi, kéo dài môi
Để giảm tác động của trương lực vành môi trên, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực bằng cách tiểu phẫu phần cơ bám da mặt. Người bệnh khi cười sẽ kéo dài nụ cười theo chiều ngang, giảm tác động miệng theo chiều dọc như ban đầu.
- Cắt xương ổ răng
Với các trường hợp bệnh nhân có xương hàm trên phát triển mạnh, nhô ra quá nhiều mà không thể khắc phục bằng cách phương pháp khác, bác sĩ sẽ tiến hành bấm xương ổ răng, tạo tỷ lệ chuẩn cho khuôn hàm. Nhờ vậy, gương mặt nói chung và xương hàm nói riêng sẽ trở nên thon gọn, răng và lợi có tỷ lệ cân đối hơn.
3. Quy trình điều trị cười hở lợi
Để mang lại kết quả điều trị triệt để, tốt nhất cho người dùng, bác sĩ thực hiện cần tuân thủ quy trình phẫu thuật như sau:
- Bước 1: Tiến hành thăm khám, tư vấn tình trạng răng miệng, tìm hiểu tiền sử bệnh án.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ cười hở lợi mà khách hàng gặp phải. Đồng thời, thăm khám vùng nha chu xung quanh, phát hiện những bệnh lý có liên quan và tìm hiểu tiền sử bệnh án cần lưu ý. Từ đó, đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho khách hàng.
- Bước 2: Điều trị các bệnh lý có liên quan (nếu cần)
Với các bệnh lý như viêm nha chu, viêm cuống quanh răng…, bác sĩ sẽ điều trị trước để đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả chữa trị cười hở cũng như mang tới sức khỏe răng miệng tốt nhất.
- Bước 3: Vệ sinh khoang miệng, sử dụng kỹ thuật chữa cười hở lợi phù hợp
Thao tác vệ sinh khoang miệng sẽ giúp người bệnh tránh được các khả năng nhiễm trùng, viêm nhiễm sau này. Tùy thuộc vào lộ trình hướng dẫn ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hoạt chất/gắn mắc cài/tiểu phẫu phù hợp cho người dùng.
- Bước 4: Hoàn thành, kê đơn (nếu có) và hướng dẫn chăm sóc, tái khám.
Hoàn thành quá trình chữa cười hở lợi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc đặc biệt để cười hở lợi không tái phát cũng như lên lịch kiểm tra định kỳ.
4. Những lưu ý khi tiến hành chữa cười hở lợi
4.1. Chữa cười hở lợi có đau không?
Điều trị cười hở lợi được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Với tiêm hoạt chất và chỉnh nha, người dùng hầu như không cảm thấy đau đớn và ê buốt trong suốt quá trình điều trị.
Đối với việc tiểu phẫu, để khách hàng trải nghiệm dịch vụ thoải mái, dễ chịu nhất, bác sĩ sẽ tiêm chất gây tê giảm đau trong khi phẫu thuật. Ngoài ra, sau khi hoàn thiện, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng phù hợp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng chữa cười hở lợi không hề đau.
4.2. Ai không nên chữa cười hở lợi?
Một số trường hợp người dùng không nên chữa cười hở lợi có thể kể đến như: Bệnh nhân bị cười hở lợi do xương hàm quá phát triển, nhô mạnh nhưng lại có tiền sử liên quan tới tim mạch, đường huyết, bệnh về khớp. Khi đó, việc áp dụng phương pháp tiểu phẫu cắt xương ổ răng hoàn toàn không thể thực hiện để tránh những rủi ro đáng tiếc.
ThS.Bs Nguyễn Tuấn Dương – Chuyên gia RHM
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương, chuyên gia Răng hàm mặt có hơn 15 năm kinh nghiệm hành nghề, được ghi nhận năng lực thông qua hàng loạt chứng chỉ trong và ngoài nước như Invisalign, Implant, ADA,…
- Giám đốc Công ty TNHH Nha khoa Smile One.
-
Bác sỹ tại Vinmec Health Care System.
-
Top 3 bác sĩ hàng đầu Việt Nam về thứ hạng niềng răng trong suốt Invisalign tại Invisalign.
-
Bác sĩ niềng răng trong suốt hạng Platinum – cao cấp nhất của Invisalign của Align Tech.
-
Tu nghiệp chỉnh nha chuyên sâu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – 201A Nguyễn Chí Thanh P12 Q5 Tp.HCM.
-
Tu nghiệp Cấy Ghép Implant Nâng Cao tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt.
-
Tu nghiệp phủ sứ, dán sứ veneer chuyên sâu tại Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
-
Tu nghiệp sau đại học tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
-
Từng làm Trưởng khoa tại Phòng khám Đa Khoa An Phúc.
-
Thạc sĩ Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.