Hàm tháo lắp

1. Trồng răng giả tháo lắp là gì?

Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng bằng khay mô phỏng răng và nướu, gắn vào lợi cho người dùng. Nhờ vậy, tạo được tính linh hoạt trong tháo lắp, ăn nhai khi sử dụng. Có thể nói, kỹ thuật phục hình răng giả này dựa trên nguyên lý bám dính vật lý đơn giản, đảm bảo tính thẩm mỹ cực cao cho khuôn hàm. Nhờ vậy, người dùng có thể tự tin giao tiếp, ăn nhai trong cuộc sống hàng ngày.

– Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao.
  • Có tính linh hoạt cao, dễ dàng tháo lắp
  • Phù hợp với bất cứ đối tượng nào, bất cứ độ tuổi, tình trạng răng miệng.

– Nhược điểm:

  • Chỉ sử dụng trong khoảng thời gian tương đối ngắn, 1 – 2 năm.
  • Đôi khi gây đau nhức, kênh cộm lợi
  • Ăn nhai tốt nhưng không hiệu quả bằng các phương pháp bọc sứ hay cấy Implant.

Trên thực tế, trồng răng giả tháo lắp ngày nay được phát triển hơn bằng việc kết hợp hàm tháo lắp và cấy ghép Implant, giúp gia tăng hiệu quả trên cả 2 phương diện ăn nhai và thẩm mỹ ngoại hình.

2. Phân loại trồng răng giả tháo lắp

  • Hàm giả tháo lắp bằng nhựa

Hàm giả tháo lắp bằng nhựa sẽ tựa vào niêm mạc, cung hàm, lực nhai sẽ được tác động trực tiếp từ niêm mạc và xương hàm. Hiện nay, có 2 loại chính: hàm nhựa toàn phần và hàm nhựa bán phần. Hàm toàn phần áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân mất toàn bộ răng trên một hàm. Còn hàm bán phần để phục hình cho trường hợp mất một hay nhiều răng. Hàm giả tháo lắp bán phần có chức năng lấp đầy khoảng trống mất răng, cải thiện ăn nhai và ngăn cản sự xê dịch của các răng bên cạnh.

  • Hàm giả tháo lắp kim loại

Hàm giả tháo lắp kim loại là phương pháp sử dụng khung kim loại giúp tăng độ bền, độ ăn nhai cho người dùng. Vì được cấu tạo bằng khung kim loại nên loại hàm này được cố định vững chắc và ăn nhai thoải mái nhờ lực nhai được chia đều sang cho các răng thật. Bên cạnh đó, hàm khung kim loại có kích thước nhỏ gọn nên tạo sự thoải mái cho bệnh nhân hơn hàm nhựa.

  • Hàm khung liên kết Attachment

Là dạng hàm khung nhưng có thêm những liên kết làm cho hàm ổn định hơn. Nhờ vậy mà hàm này thực hiện chức năng ăn nhai tốt hơn các hàm trên. Vì có quy trình thực hiện khá phức tạp nên hàm khung liên kết có giá thành cao hơn các hàm nhựa.

  • Hàm All-on-4 và All-on-6

Đây là phương pháp phục hình kết hợp giữa hàm giả tháo lắp bằng nhựa bán phần và cấy ghép Implant. Nhờ các chân trụ vững chắc này, hàm giả tháo lắp sẽ có độ bền, lực ăn nhai tương tự răng thật. Đồng thời đảm bảo cả tính thẩm mỹ cho người dùng. Thông thường, hàm All-on-4 sẽ sử dụng 4 trụ Implant cấy ở vị trí răng số 2 và răng số 5, thường dùng cho hàm trên. Hàm All-on-6 sử dụng 6 trụ Implant tương tự, chỉ thêm 2 trụ ở vị trí răng số 6 hoặc số 7 để tăng độ bền. Bệnh nhân có thể lựa chọn hàm phủ này kết hợp trụ Implant truyền thống hoặc mini Implant. Khi đó, chi phí cho hàm All-on dùng trụ Implant sẽ cao hơn hàm dùng mini Implant.

3. Những trường hợp nên trồng răng giả tháo lắp

Mặc dù hầu hết các đối tượng đều có thể trồng răng giả tháo lắp nhưng nhóm người dùng chính được khuyên sử dụng phương pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất là:

  • Người cao tuổi bị mất nhiều răng hoặc mất toàn hàm.
  • Người đang trong thời gian chờ răng sứ, cấy ghép Implant.
  • Phục hình khi mất các răng nằm xen kẽ.
  • Người dùng muốn bảo tồn hoàn toàn cấu trúc răng và tiết kiệm chi phí.
  • Người bị mất răng nhưng đủ điều kiện để áp dụng bọc sứ, cấy ghép Implant.

4. Quy trình trồng răng giả tháo lắp

Như đã nói phía trên, trồng răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình tương đối đơn giản, nhanh chóng. Quy trình thực hiện kỹ thuật này cũng khá tiết kiệm thời gian, công sức.

Quy trình hàm giả tháo lắp

Quy trình trồng hàm giả tháo lắp tại Nha khoa Smile One

  • Bước 1: Tiến hành thăm khám, tư vấn. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng, đưa ra đánh giá lâm sàng và tư vấn phương pháp điều trị, lộ trình thực hiện.
  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, điều trị các bệnh liên quan tới nướu và nha chu. Đặc thù của hàm giả tháo lắp là nguyên lý bám gắn nướu và khuôn hàm. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị các bệnh lý về nướu và nha chu để đảm bảo độ ổn định, độ khít khi sử dụng, tránh tuột hàm, hàm quá lỏng lẻo.
  • Bước 3: Lấy dấu hàm để tiến hành tạo khuôn giả tháo lắp. Bác sĩ sẽ dùng một khay silicone để lấy dấu hàm của người dùng. Từ đó, phòng Labo sẽ tiến hành lên khuôn hàm phù hợp, chính xác cho từng khách hàng.
  • Bước 4: Lắp thử hàm giả, điều chỉnh phù hợp với độ kênh cộm. Trước khi phát hàm giả cho người dùng, bác sĩ sẽ tiến hành lắp thử nhiều lần cho tới khi hàm giả vừa khít, thoải mái nhất cho khách hàng, tránh gây đau nhức, khó chịu.
  • Bước 5: Hoàn thiện, gắn răng giả tháo lắp, hướng dẫn sử dụng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ gắn hàm giả tháo lắp và hướng dẫn sử dụng hàng ngày, chế độ vệ sinh ăn uống và thời gian nên thay hàm giả định kỳ.

ThS.Bs Nguyễn Tuấn Dương – Chuyên gia RHM

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương, chuyên gia Răng hàm mặt có hơn 15 năm kinh nghiệm hành nghề, được ghi nhận năng lực thông qua hàng loạt chứng chỉ trong và ngoài nước như Invisalign, Implant, ADA,…

  • Giám đốc Công ty TNHH Nha khoa Smile One.
  • Bác sỹ tại Vinmec Health Care System.
  • Top 3 bác sĩ hàng đầu Việt Nam về thứ hạng niềng răng trong suốt Invisalign tại Invisalign.

  • Bác sĩ niềng răng trong suốt hạng Platinum – cao cấp nhất của Invisalign của Align Tech.

  • Tu nghiệp chỉnh nha chuyên sâu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – 201A Nguyễn Chí Thanh P12 Q5 Tp.HCM.

  • Tu nghiệp Cấy Ghép Implant Nâng Cao tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt.

  • Tu nghiệp phủ sứ, dán sứ veneer chuyên sâu tại Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

  • Tu nghiệp sau đại học tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

  • Từng làm Trưởng khoa tại Phòng khám Đa Khoa An Phúc.

  • Thạc sĩ Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *