Kĩ thuật mở tủy
Bước 1: Trước khi bắt đầu phần cơ học của mở tủy, tất cả các phục hình khiếm khuyết và sâu răng cần được loại bỏ. Để một phục hình bị rò hoặc sâu răng có thể gây nhiễm khuẩn trong suốt quá trình điều trị.
Bước 2: Hình dáng và dạng mũi khoan có thể sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ. Một mũi khoang carbide cỡ #4 hoặc mũi kim cương tròn hoặc mũi trụ có rãnh #557 được sử dụng phổ biến. Mũi khoan kim loại có rãnh đặc biệt sẵn có dùng cho chụp răng phục hình. Dù chọn mũi khoan nào đều phải đi từ mặt nhai tại điểm đã quyết định trước đó nhờ các yếu tố trước mở tủy (chu vi đường nối men-cement, góc độ răng, CPFD). Mũi khoan phải hướng tới trung tâm đường nối men-cement mường tượng cho tới khi cảm giác hụt mũi khoan hoặc đầu của tay khoan chạm vào múi. Tuy nhiên cần lưu ý: cảm giác hụt mũi khoan chỉ có thể cảm nhận được khi buồng tủy sâu ít nhất 2mm.
Khi đánh giá một răng có thể điều trị hay chuyển chuyên gia, khoảng cách trần buồng tủy tới sàn tủy ảnh hưởng tới quyết định này. Những răng có xuất hiện buồng tủy bị canxi hóa như trên Hình 8 phải được cân nhắc chuyển chuyên gia.
Hình 8. Phim Xquang của các ống tủy răng hàm lớn bị canxi hóa
Bước 3:
Mục tiêu của mỗi lần mở tủy đó là lấy bỏ toàn bộ trần buồng tủy (4). Cho tới khi trần tủy hoàn toàn được loại bỏ, cần quyết định tỉnh táo để tránh việc tìm kiếm miệng ống tủy vì có nguy cơ lớn phạm sàn hoặc thành tủy gây ra thủng. Miệng ống tủy sẽ được bộc lộ một khi trần tủy được lấy bỏ và mở tủy hoàn tất.
Hai cách để lấy bỏ trần buồng tủy là đặt mũi khoang thẳng và di chuyển mũi khoan theo chiều ngang trong khi giữ nó song song với trục dọc của răng, hoặc đặt mũi khoan tròn vào vị trí mở tủy khớp theo chiều ngang dưới phần nhô ra ở bên còn lại và sau đó kéo mũi khoan theo hướng mặt nhai, được minh họa ở Hình 9.
Hình 9a-9c (từ trái qua phải). Sử dụng các mũi khoan khác nhau để lấy bỏ trần buồng tủy
Trần tủy phải được mài dũa cho tới khi lỗ mở tủy được hoàn thiện.
Một trong những bước khó nhất trong suốt bước này đó là quyết định khi nào mở tủy đủ. Để biết khi nào mở tủy đủ, bác sĩ cần biết một quy luật nữa, Quy luật thay đổi màu (2). Quy luật này cho biết màu của buồng tủy thường tối hơn thành tủy xung quanh. Quy luật thay đổi màu cung cấp hướng dẫn để quyết định khi nào mở tủy đủ. Vì thành tủy sáng hơn, có một đường nối giữa thành tủy sáng hơn gặp sàn tủy tối hơn. Đường nối sàn-thành tủy được thể hiện ở Hình 10, đi ngang qua toàn bộ sàn tủy.
Hình 10. Mẫu cắt cho thấy đường nối sàn-thành
Bác sĩ biết mở tủy hoàn tất khi thấy được đường nối sàn – thành 360 độ xung quanh sàn tủy như trên Hình 11.
Hình 11. Mẫu cắt cho thấy mở tủy hoàn thiện
Đường nối sáng-tối dễ thấy thường xuất hiện, nếu không thấy đường nối này ở một phần của sàn tủy, bác sĩ biết còn những cấu trúc bên dưới cần lấy bỏ. Cấu trúc này có thể là vật liệu phục hình, ngà bồi đắp hoặc trần buồng tủy bên dưới. Điều trở ngại này và việc nhìn thấy hoàn toàn các thành tủy có thể thấy được ở Hình 12. Nhận diện rõ ràng đường nối sàn-thành là khía cạnh quan trọng nhất của pha mở tủy trong điều trị nội nha.
Hình 12. Một ví dụ về mở tủy chưa đủ
Nếu không thể thực hiện được điều này, ca này phải được chuyển cho chuyên gia. Hình 12 là một ví dụ mở tủy chưa đủ. Chú ý bạn không thể nhìn thấy sàn gặp thành tủy khi nhìn xung quanh 360 độ.
Hình 13 minh họa mở tủy hoàn thiện. Lưu ý các thành tủy có vẻ gặp sàn tủy xung quanh toàn bộ chu vi của buồng tủy.
Hình 13. Một ví dụ về mở tủy đủ