Mọc răng sữa là dấu hiệu thể hiện bước trưởng thành của con trẻ. Trải qua mỗi giai đoạn, răng của bé sẽ có sự phát triển và thay đổi theo thời gian. Vậy trình tự mọc răng sữa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào qua mỗi giai đoạn ? Hãy cùng Nha khoa Smile One tìm hiểu câu trả lời từ bài viết dưới đây.
Trình tự mọc răng sữa của trẻ
– Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm
– Hay quấy khóc
– Có thể sốt nhẹ, tiêu chảy.
Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.
Đến độ tuổi 7-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành. Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau.
Sau đây sẽ là quá trình mọc răng sữa của con trẻ mà các bậc cha mẹ cần tìm hiểu:
6-10 tháng tuổi: 2 chiếc răng sữa cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên.
8-12 tháng tuổi: xuất hiện tiếp 2 chiếc răng cửa trên. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương.
9- 13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo mọc. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
10-16 tháng tuổi : Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng sữa cửa dưới. Bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười.
13-19 tháng tuổi: hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
16-22 tháng tuổi: hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc, sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
17-23 tháng tuổi: hai răng nanh hàm dưới của bé xuất hiện. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.
23-31 tháng tuổi: Bé sẽ mọc hai răng sữa hàm phía dưới. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì bé đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.
25-33 tháng tuổi : hai chiếc răng sữa hàm trên cuối cùng sẽ mọc. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng sữa
Theo thứ tự mọc răng sữa của bé trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.
Trong giai đoạn mọc răng sữa, trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu.
Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi), liều lượng như khi trẻ bị sốt. Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn lạnh: Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.
Trường hợp bé mọc răng sữa, đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày: Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Còn thấy phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.
Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Mẹ nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé.